Skip to content

Instantly share code, notes, and snippets.

@danhuynhdev
Last active March 17, 2016 03:05
Show Gist options
  • Save danhuynhdev/c040f434969261a0e326 to your computer and use it in GitHub Desktop.
Save danhuynhdev/c040f434969261a0e326 to your computer and use it in GitHub Desktop.
Ôn tập Mác - Lênin
Ôn tập Mác - Lênin
===================
1. Vấn đề cơ bản của triết học
- Vấn đề nào là vấn đề cơ bản của triết học ?
Là vấn đề quan hệ giửa ý thức và vật chất.
- Những cơ sở nào để khẳng định mối quan hệ vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học ?
Trong thế giới có vô vàn hiện tượng nhưng chung quy lại chúng ta chỉ phân làm hai loại là vật chất và ý thức.
Vật chất và ý thức là hai hiện tượng rộng lớn nhất của đời sống con người.
Đây là vấn đề xuyên suốt trong mọi hệ thống triết học
Giải quyết mối quan hệ giửa vật chất vá ý thức là cơ sở để phân định lập trường thế giới quan triết học của các trường phái, các khuynh hướng, các hình thức của triết học trong lịch sử phát triển tư duy nhân loại.
- Sự đối lập của duy vật và duy tâm trong giải quyết vấn đề cơ bản của triết học ?
Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước vật chất sinh ra vật chất, ý thức quyết định vật chất.
Chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất có trước ý thức, vật chất quyết định ý thức
Định nghĩa vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và không lệ thuộc vào cảm giác”.
Định nghĩa về ý thức: Ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan được di chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó.
2. Nguồn gốc bản chất và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
- Trình bày về nguồn gốc và bản chất của ý thức.
Nguồn gốc tự nhiên: Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là **bộ óc con người **. Không có **sự tác động của thế giới bên ngoài** lên giác quan và qua đó tác động lên bộ óc thì ý thức không thể xảy ra. Như vậy **bộ óc và thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc là nguồn gốc tự nhiên của của ý thức**.
Nguồn gốc xã hội: đó chính là **lao động** và **ngôn ngữ**. Trong lao động đã biết chế tạo và sử dụng công cụ để cải thiện vật chất. Cải thiện thế giới và chính mình, liên kết các thành viên lại với nhau. Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy không có ngôn ngữ con người không thể có ý thức.
Bản chất của ý thức:
- Thứ nhất, khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan thì đó không phải là hình ảnh vật lý hay hình ảnh tâm lý động vật về sự vật. Ý thức con người mang tính năng động, sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu thực tiễn xã hội.
- Thứ hai, tính sáng tạo của ý thức:
Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi này mang tính chất hai chiều, có chọn lọc các thông tin cần thiết.
Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần.
Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan thông qua hoạt động thực tiễn.
- Thứ ba, ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần tuý mà là một hiện tượng xã hội. Ý thức chỉ được nảy sinh trong lao động, trong hoạt động cải tạo thế giới của con người.
- Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức và rút ra ý nghĩa phương pháp luận.
a. Vai trò của vật chất đối với ý thức
**Vật chất quyết định ý thức**
- Vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai. Bộ não người được xem là một dạng vật chất có tổ chức bao. Bởi vậy, có thể khẳng định vật chất là nguồn gốc sinh ra ý thức.
- Ý thức phản ánh thế giới hiện thực khách quan, các quy luật khách quan, hoạt động thực tiễn chính là cơ sở cho sự hình thành các quan điểm, quan niệm, ý chí, tình cảm xã hội.
- Trong tồn tại xã hội, ý thức chỉ là sự phản ánh tồn tại xã hội, tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội sớm muộn cũng phải thay đổi theo.
- Ý thức xã hội không tồn tại tự nó, nó chỉ có thể hình thành và phát triển trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người.
b. Tính độc lập tương đối của ý thức
- Ý thức có tính năng động, sáng tạo nên thông qua hoạt động thực tiễn của con người có thể thúc đẩy hoặc kìm hảm ở một mức độ nhất định các điều kiện vật chất, góp phần cải biến thế giới khách quan.
- Ý thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan nó sẽ góp phần thúc đẩy hiện thực khách quan phát triển.
- Ý thức khi không phản ánh đúng hiện thực khách quan thì nó sẽ trở thành lực cản đối với sự phát triển của hiện thực khách quan.
- Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với thế giới hiện thực khách quan (vật chất) phải dựa trên sự phản ánh thế giới vật chất và các điều kiện khách quan nhất định.
- từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức hãy rút ra nghĩa phương pháp luận.
- Trong nhận thức và hành động con người phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng và hành động theo hiện thực khách quan, chống chủ nghĩa duy tâm và chủ quan duy ý chí.
- Trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn con người cần phải nhận thức và vận dụng quy luật khách quan một cách chủ động, sáng tạo, chống lại thái độ tiêu cực, thụ động.
- Ý thức của con người phản ánh càng đầy đủ và chính xác thế giới khách quan thì càng cải tạo thế giới khách quan có hiệu quả. Vì vậy, phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động, cải tạo thế giới khách quan. Đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ, trì truệ, thái độ tiêu cực, thụ động.
3. Dạng 3
1. 2 nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
- Trình bày nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và rút ra ý nghĩa phương pháp luận.
2. Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến hãy rút ra ý nghĩa phương pháp luận để **đm thằng lộc** cho nhận thức và thực tiển.
4. Dạng 4
- 2 cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
- Cặp phạm trù cái chung cái riêng.
**Định nghĩa cái riêng**
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiệng tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.
**Định nghĩa cái chung**
­­Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
**Định nghĩa cái đơn nhất**
Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định nào đó và không được lặp lại ở bất kỳ một kết cấu vật chất nào khác.
- Trình bày phạm trù cái chung cái riêng và rút ra ý nghĩa phương pháp luận
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại và khẳng định:
+ Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình.
+ Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ đưa đến cái chung.
+ Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, còn cái chung là cái bộ phận nhưng là cái sâu sắc hơn cái riêng
+ Trong quá trình vận động và phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng, trong những điều kiện nhất định cái đơn nhất, cái chung (phổ biến) có thể chuyển hoá cho nhau.
- **Ý nghĩa phương pháp luận**
- Nhận thức cái chung thì phải bắt đầu từ việc nhận thức từng cái riêng cụ thể, để khái quát những đặc điểm chung giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng riêng lẻ đó.
- Trong hoạt động thực tiễn cần phải lấy cái chung làm định hướng cho mọi hoạt động, mặt khác để cho sự vận dụng có hiệu quả tích cực thì cần phải cá biệt hoá cái chung một cách phù hợp cho từng điều kiện cụ thể của từng cái riêng cụ thể.
- Trong hoạt động thực tiễn cần phải phát huy những đặc điểm riêng của từng cái riêng nhằm tạo nên nhiều lực lượng cho sản xuất phát triển.
5. Quy luật chuyển hóa từ một thay đổi về lượng thành một thay đổi về chất và ngược lại.
- Trình bày quy luật lượng chất và ý nghĩa phương pháp luận
Quy luật lượng chất là quy luật về tác động biện chứng giữa lượng và chất, từ những thay đổi về lượng dẫn tới những sự thay đổi về chất và ngược lại. Chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt luôn biến đổi. Lượng biến đổi mâu thuẫn với chất cũ, chất mới được hình thành với lượng mới, lượng mới lại tiếp tục biến đổi, đến một giới hạn nhất định nó lại phá vỡ chất cũ đang kìm hảm nó. Qúa trình tác động lẫn nhau giữa hai mặt chất và lượng tạo nên con đường vận động liên tục, từ biến đổi dần dần tới nhảy vọt rồi lại biến đổi dần dần để chuẩn bị cho bước nhảy tiếp theo, cứ thế làm cho sự vật không ngừng biến đổi và phát triển.
- từ quy luật lượng chất rút ra ý nghĩa phương pháp luận định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn khi muốn thay đổi về chất thì phải không ngừng tích luỹ về lượng
- Khi tích luỹ đủ về lượng phải thực hiện bước nhảy để chuyển sang chất mới.
- Để chuyển sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất chúng ta phải linh hoạt trong việc thực hiện những bước nhảy.
- Khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, phép biện chứng yêu cầu chúng ta trong quá trình nhận thức và trong hoạt động thực tiễn cần tránh và chống 2 khuynh hướng sau đây:
- Khuynh hướng “tả khuynh”: Không chú đến quá trình tích luỹ về lượng nhưng lại vội vàng, nôn nóng, chủ quan áp đặt những bước nhảy vọt khi chưa có đủ điều kiện.
- Khuynh hướng “hữu khuynh”: trần trừ, do dự không dám thực hiện những bước nhảy vọt khi đã có đủ những điều kiện cần thiết.
6. Sản xuất và vai trò của sản xuất vật chất, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ.
- Sản xuất vật chất và vai trò của sản xuất vật chất
- Nêu lên sản xuất vật chất và vai trò của nó.
- Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất trình độ của lực lượng sản xuất.
- Dạng 1: Trình bày Quy lu
- Khái niệm của lực lượng sản xuất là gì
Lực lượng sản xuất là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất. (Là khái niệm để chỉ những phương thức kết hợp giữa người lao động với TLSX trong sản xuất vật chất)
- trong lực lượng sản xuất nhân tố nào là thường xuyên vận động nhất
Công cụ lao động
- Nêu định nghĩa quan hệ sx
quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất.
- Trong quan hệ sx yếu tố nào đóng vai trò chi phối
Quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất
- Mối quan hệ giửa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Tính thống nhất giửa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại khồn tách rời nhau mà tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng.
- Trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất
- vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
Trong phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất là nội dung, còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của nó. Do đó lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định.
- Sự tác động qua lại của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất.
Tác động đó diễn ra theo hai hướng:
- Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất.
- Kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất.
Tác dụng kìm hãm của lực lượng sản xuất không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu so với trình độ lực lượng sản xuất, mà cả trong trường hợp có những yếu tố của quan hệ sản xuất vượt trước trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Sở dĩ quan hệ sản xuất đóng vai trò tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất là vì nó quy định mục đích của sản xuất, quy định hệ thống quản lý sản xuất và quản lý xã hội, quy định phương thức phân thối sản phẩm..
Sign up for free to join this conversation on GitHub. Already have an account? Sign in to comment