Skip to content

Instantly share code, notes, and snippets.

Show Gist options
  • Save huynhducduy/fd4b57d019b3d6900bf802fe73bff28e to your computer and use it in GitHub Desktop.
Save huynhducduy/fd4b57d019b3d6900bf802fe73bff28e to your computer and use it in GitHub Desktop.
Blockchain Introduction
Đầu tiên là phải hiểu đúng web3 là gì. Web3 có phải là blockchain không, hay là crypto? Web3.0 là Internet 3.0. Định nghĩa thì dài lắm nhưng cách hiểu nhanh nhất có thể được thể hiện qua sự so sánh của internet ở các thời kỳ như sau:
Web1.0 = 1 bên đăng, 1 bên đọc
Web2.0 = 2 bên đều có thể đọc và đăng nhưng 1 bên sở hữu, quản lý, hưởng lợi
(google, fb hạn chế 1 số chủ đề, bài viết chẳng hạn; thanh toán qua trung gian như sàn thương mại điện tử hoặc tài khoản ngân hàng)
Web3.0 = tất cả các bên đều có thể đọc, đăng, sở hữu, quản lý và hưởng lợi
(tự do tạo nội dung, tạo ra các loại app, thanh toán trực tiếp vào ví crypto và/hoặc thông qua smart contract).
Để hiểu đầy đủ, tường tận, bạn nên đọc kĩ bài viết này nhé: https://ethereum.org/en/web3/
Có 1 số người tin rằng web3.0 là tương lai của internet, 1 số người thì nghĩ web3.0 là scam. 1 số còn lại nghĩ rằng web2.0 và web3.0 sẽ tồn tại song song.
Chúng ta đều có những nhận định của riêng mình. Vì vậy, sau khi hiểu rõ web3.0 là gì thì mình sẽ chuyển qua bước tiếp theo.
MÌNH CÓ TIN VÀO WEB3 VÀ MONG MUỐN LÀM VIỆC TRONG WEB3 HAY KHÔNG?
Nghe hơi nghiêm trọng nhưng mỗi khi ai đó hỏi Ly về việc có nên bước vào web3 hay không, Ly muốn mọi người cân nhắc thật kĩ, vì dù web3 hay lĩnh vực khác, đó cũng là thời gian, công sức chuyển ngành, và cuộc đời thì hữu hạn, không nên lãng phí. Làm cái gì cũng phải có động lực, phải nghiêm túc, dù có thử sức, đừng làm nửa vời. Động lực có thể là tiền, chẳng có gì phải ngại, nhưng phải có động lực đủ lớn để hiểu nó. Bởi nếu chỉ nửa vời và hiểu sai web3 hoặc thậm chí bị lừa thì rất ảnh hưởng tới những người làm fintech chân chính, quay sang bảo web3 là scam này kia. Web3.0 cần học thật nhiều kiến thức finance + technology, vì vậy nếu không sẵn sàng thời gian và dung nạp kiến thức mới mỗi ngày vì ngành này thay đổi rất nhanh thì không nên bắt đầu.
Ngoài ra, nếu có Tiếng Anh + các ngoại ngữ khác thì sẽ là lợi thế lớn…
Nếu chỉ biết Tiếng Việt thì sẽ chỉ tiếp cận được nội dung đã được dịch. Đôi khi phiến diện (ví dụ các bên chỉ dịch những bài báo có lợi/nói tốt cho những gì dự án đang làm). Và khi làm cho các project nước ngoài thì lương x2, x3.
Tiếng Việt thì nên đọc coin98. Tiếng Anh thì coindesk.
Mới bắt đầu thì bắt đầu nhỏ thôi, đừng nên đọc nhiều nguồn vì sẽ bị loạn + level khác nhau, chưa kể các bên mà phân tích ý kiến trái chiếu là còn rối nữa. Cứ nắm những cái cơ bản đã. Đọc tới đâu, từ nào hay khái niệm nào không hiểu thì search google đọc được thêm nhiều nguồn. Từ đó sẽ biết thêm nhiều web hay ho, chính là những web mà giúp mình hiểu ấy.
XÁC ĐỊNH VÀO WEB3 THÌ MÌNH LÀM GÌ?
Cũng như các loại ngành nghề khác, có rất nhiều vị trí để bạn lựa chọn phù hợp với bản thân mình. Các nhóm chính có thể là:
A. TRADER
Nếu bạn thích chơi cổ phiếu, nhạy với chart và các con số, bắt trend thị trường. Muốn học cách chốt lời bán lỗ, phím hàng ngon với bạn bè, thích cảm giác mạnh, không ngại check đt thường xuyên thì hãy thử sức làm Trader.
Cách nhanh nhất để học trade ở VN là có nhóm bạn bè chơi chung, phổ biến nhất là chơi Binance, nên lấy mã giới thiệu bạn bè để các giao dịch thay vì mất 1% cho sàn Binance thì 0.5% sẽ đc gửi qua bạn bè mình.
Sau đó giống cổ phiếu thì check các mã token/crypto xanh đỏ.
Học phân biệt các loại coin. 3 loại chính là :
- Stablecoin
- Bitcoin/BTC (anh cả),
- Các ALTcoin (còn lại như ETH, BNB, etc…)
Các ALTcoin lên xuống thường theo sóng của BTC
Có thể học thêm về BOT nếu muốn cao siêu.
- Chiến lược:
+ Phân tích thị trường
+ Phân tích biểu đồ
+ Phân tích dự án
B. INVESTOR
Nếu bạn có background về Finance / Business analysis và có khiếu nhìn ra các dự án tiềm năng, có thể cân nhắc làm việc cho các Quỹ Đầu tư - VC, tức là Venture Capital, ngon nhất là làm Investment team. Cũng như các Quỹ Đầu tư truyền thống, bạn sẽ được mọi người đón chào như 1 vị vua, đúng rồi, vì bạn có tiền và ngta rất muốn được bạn rót vốn. Điều khác biệt là cần học về cách phân tích các dự án web3 (cái này là phần khó nhất và nặng đô nhất, vì đa số dự án đi pitch thì chưa có start/chưa có app/mới là kế hoạch, nên biết về phần technical và tokenomics để xem dự án có triển vọng tồn tại và cashflow healthy hay là ponzi), biết quỹ của bạn rót vốn ở vòng nào, đi network và event crypto nhiều nhiều để mở rộng mối quan hệ.
Hiểu về các loại dự án: Exchange Listing, Infrastructure, DeFi, GameFi, SocialFi, NFT, v.v… (sẽ nói kĩ hơn ở mục c. Project Builder)
C. PROJECT BUILDER
Tức là bạn đi làm fulltime hoặc parttime cho công ty làm dự án về web3.0. Ví dụ 1 con game blockchain hoặc app e-commerce sử dụng token, mạng xã hội blockchain ko bị cấm hay hạn chế như facebook, 1 ứng dụng phân tích các NFT, hoặc 1 loại ví điện tử mới,... bất cứ dự án nào mà có ứng dụng, đem lại lợi ích và lợi nhuận trên nền tảng blockchain.
Bạn có thể làm developer, researcher, làm marketing, làm writer, làm community, làm design, etc… nhưng bạn muốn làm công ty về gì?
1. Exchange Listing: tức là các sàn mua bán crypto. Các sàn hiện tại có rất nhiều như Binance, AXX, Kucoin, Coinstore,v.v…
Exchange Listing hoạt động giống như các ngân hàng, các loại crypto thì giống như các loại ngoại tệ. Ví dụ, bạn đến ngân hàng để đổi VND sang USD thì bạn lên sàn để đổi USDC/USDT mua BTC. 1 số thu mua ngoại tệ để ăn chênh lệch quy đổi, 1 số mua ngoại tệ để sử dụng vào các việc khác, mua sắm các thứ. Crypto trên sàn cũng tương tự vậy. Bạn có thể mua coin giữ trong ví, đợi coin lên giá, hoặc bạn có thể mang đi các app khác để làm việc khác.
2. Infrastructure: cái này hơi kỹ thuật. Bao gồm các dự án mà giúp cho Internet 3.0/ Web3.0 mượt hơn, nhanh hơn, an toàn hơn. Ví dụ Internet mà chúng ta đang biết gồm phần cứng (máy tính, CPU, cục phát wifi, USB v.v…) và phần mềm (hệ điều hành iOS, window, v.v.) thì web3.0 sẽ có những cái như:
+ Về phần cứng: Máy đào BTC/ máy đào lưu trữ, Ví lạnh (giống USB)
+ Về phần mềm: các hệ mạng vừa có tên coin, vừa là nền tảng để build app trên nó (Ethereum, Near, Polygon, Solana,...), hoặc lưu trữ như Filecoin,... Polkadot… nhiều lắm (phải thấy rằng web3.0 mở ra rất nhiều thứ, thậm chí ngoài sức tưởng tượng, chắc giống người thế hệ trước sẽ ko hiểu rõ về iphone android như chúng ta bây giờ)
3. DeFi: là viết tắt của Decentralized Finance. Dịch thẳng là Tài chính phi tập trung nhưng diễn giải thì là lĩnh vực tài chính không cần đến trung gian, không cần đến ngân hàng, không có sự quản lý của nhà nước vì các điều khoản đã được cài đặt dựa trên công nghệ smart contract.
DeFi 1 chân trời hoàn toàn mới, mình không nghĩ 1 lần giải thích có thể hiểu hết nhưng sẽ cố gắng đơn giản hóa nhất có thể.
DeFi chủ yếu là các app trong lĩnh vực vay, mượn tiền crypto.
Lấy ví dụ bạn đi ngân hàng, muốn vay thì cần có hồ sơ vay, phổ biến nhất là có tài sản thế chấp. Thế giới DeFi thì sàn đóng vai trò là ngân hàng và bạn sử dụng đồng crypto này để thế chấp và vay đồng crypto khác, với hi vọng đồng crypto bạn mượn sẽ lên giá hoặc bạn làm được nhiều việc khác với nó để tăng giá trị. Nếu như ngân hàng có những người trung gian để tư vấn cho các bạn các gói vay và điều khoản vay, nhắc bạn trả nợ đúng hạn thì với DeFi, sàn sẽ thể hiện % lãi vay theo thời gian thực ngay trên app (bạn sẽ không sợ bị hớ như khi các chuyên viên tín dụng tư vấn cho bạn) + tiền nong sẽ auto cộng trừ qua lại sàn và ví (theo điều kiện smart contract bạn đã oke lệnh).
Khi không có sự quản lý của các chủ thể trung gian thì đó sẽ là 1 nền tài chính tự do, tự do thì đi đôi với rủi ro. Giống như bạn bè vay tiền của nhau thì sẽ không có ràng buộc cao như đi vay tiền ngân hàng. Bạn sẽ phải cân nhắc người bạn/hay sàn/hay app có uy tín không. Để đánh giá mức độ uy tín chắc chắn sẽ phải dành 1 bài viết khác. Nhưng tóm lại thì xem xét các yếu tố sau:
- Founding team (nhóm người sáng lập) có KYC không - tức là có công khai lý lịch bản thân không
- Ứng dụng, cashflow của dự án/Tokenomics & Smart contract - tức là phân tích business có phải ponzi ko hay là tạo ra lợi nhuận. Nếu ponzi thì chạy xa. Smart contract thì phải là loại code xong không tùy chỉnh được nữa.
- Cộng đồng - cộng đồng người dùng có mạnh, có lớn và có phải là người thật không. Vào soi Twitter, Discord, Telegram, làm quen mọi người, hỏi han, nói chuyện các thứ. Có nhũng người giới crypto uy tín ủng hộ không. (Về crypto KOL sẽ phải viết 1 bài viết khác, không phải ai KOL cũng xấu, có nhiều crypto KOL dạng researcher không nhận quảng cáo, chỉ chia sẻ research và nhận định của ngta)
- Hên xui. Cái này là thật. Ví dụ Celsius Network (sàn giống ngân hàng) bị phá sản và các ví bị đóng băng không rút tiền được. Nếu như ngân hàng dự trữ ngoại hối và vàng thì Celsius đã quyết định dự trữ lượng lớn stETH nhưng rồi thị trường crypto đi xuống khiến cho tài sản Celsius nắm giữ giảm giá trị và không đủ tiền để chi trả cho những gửi tiền vào Celsius dẫn đến phá sản. Khá giống ngân hàng truyền thống, lấy tiền người gửi ngân hàng đi đầu tư, đầu tư thua lỗ thì báo phá sản, cái này khá phổ biến ở các ngân hàng tư nhân ngày xưa. 1 ví dụ cho thấy đâu phải do công nghệ crypto, mà do bàn tay con người, phải không nhỉ.
4. GAMEFI
Trong tất cả các khái niệm, cái này chắc dễ hiểu nhất.
GameFi = Game + Finance. Là game + tokenomics. Thay vì như ngày xưa nhận score nhận điểm trong game rồi mua đồ trong game thôi, hoặc dùng điểm để lên XP. Chắc có mỗi Võ Lâm thành công khi bán account nhưng rồi những người dùng cuối là những người lỗ. Bây giờ thì ngay từ khi vào game là có thể kiếm được tiền từ điểm trong game, nhận token và mua bán token. Các vật phẩm cũng có thể bán được dưới dạng NFT trong game (1 số game). Hoặc có các platform đặt cược (bet) hoặc góp vốn (stake) cho các đội nhóm/player chơi. Ví dụ hâm mộ nhóm thi đấu PUBG/hay game nào đó thì có thể góp tiền vào đó, qua mỗi lần chơi giá trị của đội tăng dần lên + nhận thưởng từ thắng giải đấu, người đã góp vốn có thể nhận thưởng tương ứng.
5. SOCIALFI
Cũng như GameFi thì SocialFi = Social Media + Finance.
Lâu nay phần lớn người sáng tạo nội dung kiếm tiền không trực tiếp từ những nội dung của mình. Mọi người tạo nhiều nội dung miễn phí trước để thu hút người xem, tăng lượng người theo dõi, tăng tương tác và từ đó làm việc với các nhãn hàng để thuê mình làm KOL, đăng post quảng cáo về sản phẩm dịch vụ. Hoặc được platform chi trả như Youtube nhưng sẽ phụ thuộc vào chính sách, luật lệ của Youtube, theo như xem 1 số video thì con số này ban đầu không nhiều và giảm dần + tăng độ khó khi nhiều người tham gia sáng tạo. Youtube cũng triển khai chương trình Patron kiểu Đăng kí để xem nội dung Exclusive nhưng có vẻ không thành công lắm. Thành công và giống mô hình socialfi nhất có lẽ là Onlyfans, nơi mà fan trả tiền trực tiếp cho influencer mình thích, trả membership cho các nội dung mà mình vào xem.
Và Onlyfans cũng không kiểm duyệt nội dung mấy. Tại sao mình lại nhấn mạnh việc này, là bởi web3.0 mạnh về ownership, được hoàn toàn sở hữu và toàn quyền quyết định những gì mình tạo ra là một điều mà trước giờ khi sử dụng fb, ytb, google, tiktok đều không có. Những gì mình nhìn thấy hay được viết đều phải theo quy định của những bên đó. Hãy nhớ, khi chưa có mạng xã hội, phần lớn nội dung chúng ta được đọc là được kiểm duyệt bởi các nhà xuất bản, và cũng không có nhiều chỗ cho chúng ta ý kiến, giờ có mạng xã hội thì được chia sẻ nhiều hơn nhưng vẫn bị kiểm duyệt bởi các mạng xã hội. Tới web3.0 thì sẽ tự do hơn nữa. Mình không biết 1 thế giới không kiểm duyệt thì có chắp cánh cho sự sáng tạo hay là tiếp tay cho những nội dung bẩn nhưng mình nghĩ fan sẽ trực tiếp quyết định điều đó, sẽ gửi token cho những nhà sáng tạo mình thích. Và có khi lúc đó, chúng ta sẽ không còn phụ thuộc vào quảng cáo fb,gg,tiktok nữa? Mọi người sẽ tạo ra những nội dung chất lượng để giữ chân khán giả của mình?
6. NFT
Ai cũng biết NFT - Non-Fungible-Token là Token độc nhất không thể thay thế. Cơ mà dễ hiểu hơn thì nó là gì? Mình lại lấy ví dụ:
NFT có nhiều loại mà loại phổ biến nhất hiện giờ là tranh ảnh. Vậy thì mấy loại tranh như Mona Lisa chẳng hạn, có phải nó chỉ có duy nhất 1 tấm là được vẽ bởi Picaso và giá trị của nó là cực kì lớn. Giả sử nó chưa bị đánh cắp thì nó thuộc quyền sở hữu của ai đó, có thể sau đấu giá có ký giấy sở hữu chẳng hạn. Muốn bán nó đi thì phải có giấy tờ chuyển nhượng. Các bản sao thì có rất nhiều nhưng không thể thay thế bản gốc và giá trị thì khác nhau.
Tương tự, tranh NFT khi được list trên sàn Opensea thì nó có 1 cái duy nhất, người mua xong thì NFT gắn liền với địa chỉ ví của người đó. Muốn chuyển nhượng, bán đi thì gửi đến 1 ví khác, có thể cho free hoặc bán với giá thỏa thuận. Mỗi họa sĩ tung 1 Bộ Sưu Tập NFT, ví dụ nổi tiếng nhất là Bored Ape (mấy con khỉ). Bộ Sưu Tập có nhiều tranh ảnh NFT khác nhau đều là cái con khỉ đấy với bộ dạng khác nhau chút ít, thay cái áo, cái mũ, cái kính v,v… và phiên bản giới hạn. Cũng giống như người chơi tranh, cái tranh có giá trị khi cộng đồng cho rằng nó giá trị và khao khát sở hữu nó, khi nhu cầu sở hữu của số đông tăng thì giá trị tác phẩm hay NFT càng cao.
Tóm lại, NFT giống như các hội chơi tranh nghệ thuật, chơi đồ cổ, chơi đồ hiếm. Các hội chơi đồ cổ cũng có hội hè và nếu đủ lớn mạnh thì tạo nên cộng đồng lớn, tổ chức đi chơi hay có các voucher discount chẳng hạn. Ví dụ các anh chị chơi xe thì hay đi phượt cùng nhau, hoặc có ai trong hội chuyên bán phụ tùng xe thì cho các anh em voucher miễn phí kiểm tra xe chẳng hạn.
Các cộng đồng NFT cũng hoạt động như vậy, có những buổi đi chơi dành riêng cho những NFT holder của Bộ sưu tập NFT nào đó, có những đặc quyền đối với 1 số dịch vụ mà cộng đồng đó đã đặt partnership hoặc trong hội có ai có business và ưu ái những người cùng hội.
D. DAO - Decentralized Autonomous Organization
Theo dịch thô thì là Tổ chức tự trị phi tập trung, cũng như các loại định nghĩa dịch thô như DeFi hay NFT, đảm bảo người đọc lần đầu không hiểu nó là gì.
Đại khái DAO là 1 Câu Lạc Bộ. Haha chính xác, 1 CLB without U is still CLB.
Hãy nhớ lại thời sinh viên, sẽ có các CLB giúp giải quyết hay hỗ trợ 1 vấn đề nào đó. Ví dụ CLB Tài chính, CLB học Tiếng Anh, CLB Tình nguyện, v.v… đều là tổng hợp những con người có cùng sở thích, chí hướng, cùng sinh hoạt, kết giao, hỗ trợ lẫn nhau và tạo ra các kết quả tích cực cho chính bản thân mình và cộng đồng. Các CLB duy trì hoạt động phi lợi nhuận nhưng cũng có những hoạt động kiếm tiền để nuổi CLB, ví dụ tổ chức sự kiện CLB Tài chính thì huy động tài trợ, CLB Tình nguyện bán bút bán vở bán hoa để huy động quỹ, v.v…
Vậy như nào mà 1 CLB có thể là DAO?
CLB mà không cần Ban chấp hành/Ban lãnh đạo thì chính là DAO.
Nghe hơi vô lí phải không? Nhưng không, Phi tập trung mà, tức là quyền lực và quyền quyết định không nằm trong tay 1 số cá nhân nào đó.
Không có nhóm người lãnh đạo thì làm sao mà hoạt động? Thấy chữ Autonomous không? Dịch “tự trị” không nói lên được sự “tự động” của chữ Autonomous.
Quay trở lại DeFi, không có sự chuyên chế nào, 1 DAO giống như 1 nhóm freelancer với nhau tạo lập thành 1 nhóm và cùng tạo ra giá trị và lợi nhuận.
Lấy ví dụ là BanklessDAO, như tên gọi, với sứ mệnh tạo ra cuộc cách mạng, 1 cộng đồng không cần sự tồn tại của Ngân hàng (Bankless = No banks), BanklessDAO hoạt động như 1 nhóm freelancer chuyên về marketing, viết bài, phân tích và giúp nhiều người hiểu sâu hơn và sử dụng các ứng dụng DeFi thuần thục. Những người đóng góp cho DAO bằng cách viết bài và thu nạp thêm những người vào DeFi sẽ được trả công/thưởng = token của BanklessDAO gọi là bDAO. Giá trị token tăng hay giảm là nỗ lực của cả tập thể xây dựng BanklessDAO uy tín và có nhiều partner thuê BanklessDAO để viết bài hay sản xuất nội dung. Partner trả tiền = USDC/ETH/DAI… rồi cho vào Quỹ (Treasury) của BanklessDAO, quy ra bDAO để trả cho member + tăng giá trị token bDAO. Ngoài ra những người không làm gì những đã “đầu tư” vào BanklessDAO vì đã tin tưởng và nắm giữ bDAO cũng được hưởng lợi theo. Quỹ (Treasury) được sử dụng như nào được cả cộng đồng vote và thực hành trên cơ sở đồng thuận.
DAO Tokenomics là 1 chân trời cực kì rộng, hơi phức tạp xíu vì mỗi DAO có 1 mô hình riêng đặc thù nhưng cũng đầy thú vị. Cháu nào mà làm expert về Tokenomics lương cũng cao lắm đấy, nhu cầu thì lớn mà nhân tài thì hiếm. Có thể đọc thêm về BanklessDAO tokenomics tại đây: https://medium.com/bankless-dao/tokenomics-101-banklessdao-821063ad28f2
Sign up for free to join this conversation on GitHub. Already have an account? Sign in to comment