Skip to content

Instantly share code, notes, and snippets.

@pantasio
Last active November 15, 2015 03:37
Show Gist options
  • Star 0 You must be signed in to star a gist
  • Fork 0 You must be signed in to fork a gist
  • Save pantasio/9a7b7d328afc7a0296a6 to your computer and use it in GitHub Desktop.
Save pantasio/9a7b7d328afc7a0296a6 to your computer and use it in GitHub Desktop.
Cách sử dụng Easyengine

Trước khi cài, chúng ta đã chắc chắn là máy chủ đã được cài đặt Python Properties.

$ sudo apt-get install python-software-properties

Install Drush 7

https://www.linode.com/docs/websites/cms/drush-drupal

install ZSH va theme

Clone script EasyEngine về từ repository của họ và cài đặt script với lệnh sau.

$ wget -qO ee rt.cx/ee && sudo bash ee

Cài đặt all tool

$ sudo ee stack install

Thêm domain và cài WordPress tự động

sudo ee site create domain.com --wp sudo ee site create domain.com --w3tc sudo ee site create domain.com --wpfc sudo ee site create domain.com --wpsc sudo ee site create domain.com --wpredis

Trong đó, sự khác nhau là giữa các tham số là:

--wp: Tự cài đặt một website WordPress đơn giản. --w3tc: Tự cài đặt một website WordPress chạy với plugin W3 Total Cache. --wpfc: Tự cài đặt một website WordPress chạy với NGINX FastCGI Cache. --wpsc: Tự cài đặt một website WordPress chạy với plugin WP Super Cache. --wpredis: Tự cài đặt một website WordPress sử dụng Redis làm Page Cache và Object Cache. Lưu ý là khi dùng cái này, bạn sẽ không được cài W3 Total Cache và Pagespeed. Nên dùng cái này. Dĩ nhiên, khi sử dụng các tham số như vậy, EasyEngine đã tự thiết lập cho bạn để sử dụng tốt các plugin đó trên NGINX, và lỗi 404 trên NGINX chắc chắn không bao giờ xảy ra.

Trong đó, mình khuyến khích bạn sử dụng --wpfc vì nó nhẹ. Lúc này website WordPress vẫn cài plugin W3 Total Cache vào nhưng không bật tính năng Page Cache mà chỉ sử dụng Object Cache và Database Cache. Nếu bạn bối rối thì dùng --w3tc.

Sử dụng thêm Pagespeed

Trong lúc bạn gõ lệnh thêm domain vào, bạn có thể thêm tham số --pagespeed nếu muốn sử dụng thêm module Google Pagespeed. Ví dụ:

ee site create domain.com --wpfc --pagespeed Tuy nhiên, mặc định Google Pagespeed sẽ không kích hoạt các filter của nó nên bạn sẽ cần sửa cấu hình pagespeed của domain vừa thêm bằng lệnh:

ee site edit domain.com --pagespeed Sau đó chọn số 2 để sử dụng Nano Editor và sửa thành thế này:

Cấu hình Google Pagespeed Xong rồi ấn Ctrl + O để lưu và Ctrl + X để thoát ra.

Tự cấu hình mật khẩu và username

Mặc định nếu bạn thêm domain vào và cài đặt thì username và mật khẩu của website nó sẽ tạo ra ngẫu nhiên. Nếu bạn không thích như vậy thì có thể thêm tham số --user và --pass vào để thiết lập lại. Ví dụ:

ee site create domain.com --wpfc --pagespeed --user=thachpham --pass=123456 Thêm website sử dụng WordPress Multisite

Thay vì sử dụng WordPress thông thường, nếu bạn muốn nó tự thêm domain vào và sử dụng nó với WordPress Multisite trên NGINX thì có thể thêm tham số --wpsubdir hoặc --wpsubdom vào, trong đó:

--wpsubdir: WordPress Multisite sử dụng tên miền dạng thư mục như www.domain.com/site/ --wpsubdom: WordPress Multisite sử dụng tên miền dạng subdomain như www.site.domain.com. Lệnh xoá website

Để xoá một website trên máy chủ, cũng như xoá toàn bộ dữ liệu của nó thì bạn có thể sử dụng lệnh sau.

ee site delete domain.com Trước mắt là chúng ta có các lệnh như vậy để thêm domain và tự cài đặt một website WordPress mới cho bạn. Nhưng bạn muốn di chuyển dữ liệu website khác về? Không vấn đề gì, bài sau mình sẽ hướng dẫn, rất gọn.

au khi bạn cài đặt EasyEngine như các lệnh của mình thì bạn sẽ được cung cấp sẵn một số công cụ quản lý máy chủ của mình thông qua UI như xem thống kê Memcached, xoá NGINX FastCGI Cache, phpMyAdmin,…và trang quản trị này bạn sẽ truy cập thông qua cổng 22222, nghĩa là bạn sẽ truy cập vào website với địa chỉ https://IP:22222

###Tạo mật khẩu bảo vệ

Để có thể truy cập vào khu vực Admin Tools bạn sẽ cần phải nhập đúng username và mật khẩu bảo vệ. Bạn sẽ cần tạo ra nó với lệnh:

ee secure --auth

###Đổi cổng Admin Tools

Nếu bạn không thích cổng 22222 làm cổng vào Admin Tools thì có thể đổi nó đi với lệnh.

ee secure --port 1234

Trong đó, 1234 là cổng cần đổi sang.

Cách truy cập vào phpMyAdmin

Để truy cập vào phpMyAdmin, bạn có thể vào với đường dẫn https://IP:22222//db/pma/. Bạn có thể đăng nhập vào bằng database username và database password của từng website (xem file wp-config.php sẽ có thông tin này).

Hoặc bạn có thể đăng nhập vào bằng user root trong MySQL Server. Để lấy được mật khẩu của user root trong MySQL, bạn sử dụng lệnh này sẽ thấy.

cat ~/.my.cnf

Chỉ vậy thôi, cũng đơn giản phải không nào? Ở bài sau, mình sẽ nói qua về cấu trúc các thư mục bên trong EasyEngine để bạn có thể biết mà sửa cấu hình nếu muốn.

Sign up for free to join this conversation on GitHub. Already have an account? Sign in to comment